Giá từ 70.000 đ Giảm tới 53%

Củ Khúc Khắc Rừng Tự Nhiên

Khúc khắc hay còn gọi là Sâm Thổ phục linh dùng để ngâm rượu hoặc sắc nước với một số loại thảo mộc có công dụng: Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, hạ huyết áp, mụn nhọt, viêm da, vảy nến...

4.200.000 đ
Thường mua kèm với:
  • Danh mục: Đồ Ngâm Rượu

1.ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÚC KHẮC

Tên gọi khác: Sâm Thổ phục linh, Linh phạn đoán, Cậm cù, Sơn lỳ lương, Dây khum, Kim cang, Hồng thổ linh, Thổ tỳ giải, Sơn trư phấn, Dây chắt.

Tên khoa học: Smilax glabra Roxb.

Thuộc họ: Hành (Liliaceae).

Mô tả cây

Cây Khúc khắc là cây thân leo sống lâu năm, dài 4-5m, có cây dài tới 10m, có nhiều cành nhỏ, mảnh, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá mọc so le, có hình bầu dục thuôn, đầu nhọn dài 5-13cm, rộng 3-7cm, chắc cứng, hơi mỏng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con. Hoa mọc thành tán có 20-30 hoa nhỏ màu xanh nhạt, hoa đực và hoa cái riêng rẽ. Quả mọng, hình cầu, gần 3 cạnh, có 3 hạt, khi chín có màu đỏ hay tím đen. Rễ củ hình thù không nhất định.

Đặc điểm sinh trưởng

Hoa Khúc khắc thường nở vào tầm tháng 5-6 hàng năm và ra quả từ tháng 7-10.

Loài cây thân leo này mọc hoang, thường thấy ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Myanmar.

Tại Việt Nam, thường gặp ở các vùng đồi núi, rừng thưa, thung lũng, từ các tỉnh miền núi Tây Bắc, ở dọc dãy Trường Sơn cho tới các tỉnh phía Nam Trung Bộ như Bình Thuận, Khánh Hòa.

2.TÁC DỤNG CỦA CỦ KHÚC KHẮC

Khúc khắc trong Y học cổ truyền

  • Tính vị, quy kinh: Vị hơi ngọt, nhạt, hơi chát, tính bình; quy kinh Can, Vị
  • Công năng, chủ trị: Có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc.
  • Chữa tiêu chảy, đau nhức xương khớp, vết thương mụn nhọt khó lành…
  • Liều dùng: Sắc uống 10-60g.
  • Dùng ngoài: Tán mịn đắp lên, liều lượng thích hợp.

Hình ảnh của khúc khắc ngâm rượu nhà San Vlog

4.CÔNG DỤNG CỦA CỦ KHÚC KHẮC TRONG CHỮA BỆNH

Chữa bệnh vảy nến

  • Hạ khô thảo nam 80 – 120g. Khúc khắc 40 – 80g. Cả hai vị sắc với nước 500ml trong 3 giờ ở nồi hấp 150oC, được 300ml chia 3 hoặc 4 lần uống trong ngày.

Trị triệu chứng phong thấp, đau nhức xương khớp, mỏi gối

Bài thuốc 1:

  • Khúc khắc 20g, Tục đoạn, Dây đau xương, Cốt toái bổ, Cẩu tích mỗi vị 12g.
  • Sắc 1 thang chia làm 3 lần trong ngày. Nên uống trước bữa ăn 1 giờ.

Bài thuốc 2:

  • Khúc khắc 20g, Hy thiêm, Cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, Ngưu tất, Ngải cứu, Thương nhĩ tử mỗi vị 12g.
  • Sắc 1 thang chia làm 3 lần trong ngày.

Hình ảnh củ khúc khắc tươi

Trị bệnh thấp khớp

  • Khúc khắc, Hy thiêm, Ké đầu ngựa, Thạch cao, Ngạch mễ mỗi loại 20g.
  • Ý dĩ, Tri mẫu, Liên kiều, Đan sâm, Tang chi, Phòng phong, Bạch thược mỗi vị 12g.
  • Thương truật, Quế chi mỗi loại 8g. Kê huyết đằng, Ngân hoa, Tỳ giải mỗi loại 16g. Cam thảo 6g
  • Sắc mỗi ngày 1 thang chia uống 2-3 lần.

Chữa đau thần kinh tọa

  • Sử dụng Khúc khắc 30g, Khoan cân đằng 20g, Ngưu tất nam 20g, Tầm gửi dâu 20g, Cốt toái bổ 10g.
  • Sắc mỗi ngày 1 thang chia uống 3 lần.

Khúc khắc có nhiều tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, quý bạn đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về chỉ định, liều lượng và thời gian dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như tránh các tác dụng không mong muốn. Không nên tự ý sử dụng thuốc.

Hình ảnh củ khúc khắc khô đã đóng gói nhà San Vlog

5.Lưu ý khi sử dụng Khúc khắc

Thổ phục linh hay khúc khắc là một trong những vị thuốc quý được sử dụng không chỉ trị bệnh xương khớp, đặc biệt bệnh gout mà còn được dùng trong điều trị bệnh ngoài da như vảy nến, ung nhọt, giang mai, lở loét miệng, mề đay, mẩn ngứa. Trong quá trình sử dụng cần lưu ý một số trường hợp sau:

  • Người can thận âm hư và người bị dị ứng với thành phần của khúc khắc hay bất kì chất nào có trong thảo dược này nên cân nhắc khi sử dụng.
  • Bà bầu, phụ nữ đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn trước khi áp dụng.
  • Nên liệt kê các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc nếu có.
  • Khúc khắc kỵ với nước trà, khi sử dụng chung có thể gây nên tình trạng rụng tóc.
  • Những người bị đái tháo đường không nên sử dụng bởi trong khúc khắc có chứa hàm lượng tannin nhất định, có thể gây rối loạn tiêu hóa, kích ứng niêm mạc ruột và dạ dày.
  • Khúc khắc có tác dụng lợi tiểu mạnh, do vậy không nên sử dụng với các loại thuốc điều trị bệnh khác.
  • Thổ phục linh có thể kết hợp với hà thủ ô để chữa bệnh giang mai. Do đó người bệnh không phải lo lắng về việc củ khúc khắc có uống với củ hà thủ ô được không.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có những thông tin hữu ích về củ khúc khắc ! 

Bạn muốn mua đồ khô, đồ rừng, đồ ngâm rượu vui lòng ghé qua trang chủ, nhấn vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin về sản phẩm và đặt hàng !

Sản phẩm liên quan

Cây Bổ Máu Khô
Giảm tới 40%

Giá từ 120.000 đ

Cây Bổ Máu Khô

0 reviews
Chuối hột rừng
Giảm tới 40%

Giá từ 120.000 đ

Chuối hột rừng

0 reviews

Đánh giá của khách hàng

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Giỏ hàng

Các sản phẩm hiện có trong giỏ 4m34s


0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x